Thứ Ba, 22 tháng 1, 2008

Siêu Tư Bản và Thể Chế Dân Chủ

Nguyễn Quốc Khải
Người Việt & Vietnam Review


“Chúng ta có thể ở trong tình trạng hoặc chúng ta có một số ít người rất giầu có hoặc chúng ta có thể chế dân chủ. Nhưng chúng ta không thể có cả hai.”

Bill Gates, Sr.
(Luật sư và cha của Bill Gates, Jr., Chủ Tịch của công ty Microsoft).

Sự khác biệt giữa dân chủ và tư bản

Dân chủ có nghĩa là con người tự do. Tư bản có nghĩa là thị trường tự do. Dân chủ và tư bản cùng có một triết lý chính trị chung, nhưng cũng chỉ là hai phương pháp thử nghiệm nhằm giải quyết những vấn đề của con người trong những điều kiện không chắc chắn. Trong khi đó thì cộng sản hoàn toàn thất bại khi áp dụng chế độ kinh tế chỉ huy, tước đoạt sự tự do của con người, để giải quyết nhu cầu vật chất của con người, trong những điều kiện chắc chắn giả tạo.

Tư bản là về lãnh vực kinh tế. Dân chủ là về lãnh vực chính trị. Hai thể chế này có mục tiêu khác nhau. Kinh tế nhắm sản xuất nhiều sản phẩm và dịch vụ, tức là phúc lợi của con người. Chính trị ấn định luật lệ và quyền hạn của con người trong xã hội.

Dân Chủ và Phát Triển

Hoàng Xuân Đài

Phát triển-trước, dân chủ-sau,
Dân chủ-trước, phát triển-sau,
that's the question Hậu Shakespeare

1. Phát triển-trước, dân chủ-sau
2. Dân chủ-trước, phát triển-sau
3. Việt Nam: từ chuyển đổi hệ thống đến chuyển đổi xã hội

Phát triển-trước, dân chủ-sau hay dân chủ-trước, phát triển-sau?

Từ gần nửa thế kỷ nay, trường phái ‘phát triển-trước, dân chủ-sau’ có phần được nhiều tín đồ vì họ cho rằng phát triển sẽ tạo các điều kiện cho dân chủ, sẽ giúp gia tăng số người biết đọc biết viết, thành hình một giới trung lưu, và nuôi dưỡng những cách cư xử có tính toàn cầu (cosmopolitan), những tiền đề cho dân chủ. Ngoài ra, chủ trương này thích hợp với những đòi hỏi của tình thế- Chiến tranh Lạnh-, các nước giàu mạnh phương Tây ủng hộ và viện trợ các quốc gia chuyên quyền vì không muốn các nước này rơi vào quỹ đạo của Liên bang Xô viết.