Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 3 Nguyễn Đăng Trúc Chương III

Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 3
Nguyễn Đăng Trúc
Chương III
Phân tích bản văn
Đoạn Trường Tân Thanh
III.1- Phần dẫn nhập:  Xây dựng nền tảng của tư tưởng



    Chủ đề của tác phẩm



Phần dẫn nhập tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm tám câu thơ, nhưng hai câu 7 và 8 là lời chuyển vào câu truyện Kiều, nên có thể nói rằng phần nầy thực sự chỉ có sáu câu chia làm 2 phần:

    Nêu lên chủ đề của tác phẩm: Tác giả chỉ dùng hai câu thơ đầu để cô đọng hết chủ đề toàn bộ tác phẩm:

Trăm năm, trong cõi người ta,

Chữ Tài chữ Mệnh, khéo là ghét nhau

Câu 3 và 4 diễn rộng nội dung câu 1

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Câu 5 và 6 là một cách nói khác câu thứ  2

Lạ gì bỉ sắc, tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

 

Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 2

Nguyễn Đăng Trúc


Chương II

Hệ thống tư tưởng trong
Đoạn Trường Tân Thanh
II.1- Từ nhan đề của truyện


Việc chọn nhan đề cho một tác phẩm của mình là điều rất quan trọng cho bất cứ một tác giả văn học nào bất kỳ. Nó cô đọng toàn bộ nội dung của tác phẩm. Và vì thế, khi nghiên cứu sự thay đổi nhan đề một tác phẩm qua thời gian, ta cũng thấy được phương cách hiểu và đánh giá tầm quan trọng của một nội dung nào đó được đề cao. Khởi thủy Nguyễn Du đã lấy tựa đề cho tác phẩm của mình là Đoạn Trường Tân Thanh. Nhưng theo Trần Trọng Kim, dư luận cho rằng Phạm Quí Thích đổi lại là "Kim, Vân, Kiều tân truyện" và rồi dần dà được gọi "theo thói thường mà nhận là Truyện Thuý Kiều"[1].


Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam:Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 1

Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 1 
Nguyễn Đăng Trúc
 

Định Hướng Tùng Thư xuất bản và phát hành 1999
13G rue de l‘ILL, 67116 Reichstett, France
ÓNguyễn Đăng Trúc  ISBN 2-912554-10-1
ISBN  2-912554-36-5
Tái bản 2004
Tiếp cận Tư tưởng Việt Nam
Quyển 2

Tư tưởng Nguyễn Du qua Đoạn Trường Tân Thanh
Định Hướng Tùng Thư
Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ
Tái bản 2004

Mục Lục

Tư tưởng Nguyễn Du Trong Đoạn Trường Tân Thanh


Chương I     Vấn đề quốc học và tác phẩm  ĐTTT
Chương II    Hệ thống tư tưởng trong ĐTTT

II.1- Từ nhan đề của tập thơ
II.2 - Từ bố cục tổng quát tác phẩm

Chương III   Phân tích bản văn  ĐTTT

III.1- Phần dẫn nhập
Xây dựng nền tảng của tư tưởng

a. Chủ đề của tác phẩm
b. Những điểm nổi bật trong sáu câu thơ mở đầu
c. Cảm thức về hữu hạn tính
d. Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau


III.2 - Câu truyện Kiều
Kiều thân phận con người

a. Những chỉ dẫn cần thiết để đi vào việc phân tích tư tưởng truyện Kiều
b. Nội dung của tượng trưng nhân vật Kiều

III.3 - Cõi người ta là cuộc chiến Tài-Mệnh

a. Hữu tình ta lại gặp ta
b. Tính và Tình
c. Trời xa
d. Cuộc phiêu lưu lịch sử và các nổ lực giải phóng
e. Chân trời của hy vọng, thời chung mãn

III.4 - Phần Tổng Luận
Trời và Người, Thiện-căn và Tâm

a. Ngẫm hay muôn sự tại Trời
b. Tài và Tâm

Chương IV   Yếu tính của tư tưởng qua tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh

Phụ chú         Chữ Trời trong ĐTTT

Tài liệu tham khảo