Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 11 & Hết

Nguyễn Đăng Trúc
Vanchuongviet.org
Phụ chú
_________________
Kiều của NGUYỄN DU (1766-1820),
 một gia sản văn hóa nhân loại
Vĩ nhân không chỉ là người nắm bắt thời đại bằng tư duy của mình, mà còn giúp con ngời nơi cõi nầy đụng chạm đến vô tận.
Vì  thế tự căn nét siêu việt trong tác phẩm và nơi cuộc sống người ấy cống hiến một tấm gương soi dẫn mọi thời đại, mỗi một người trong toàn thể nhân loại.[1]    

** * Tóm lược bài chia sẻ về Văn  hóa Truyện Kiều của Nguyễn Du trong buổi trình diễn Nhạc của nhạc sĩ Quách VĩnhThiện tại Conservatoire de Musique J.S. Bach, Bussy Saint-Georges ngày 12/4/2009



Thi phẩm Kiều của Nguyễn Du là một lời được cảm hứng[2], một tư tưởng.

Vì là lời được cảm hứng, thi phẩm đó ở bên kia bờ của việc mô tả hay biện minh cho một thời đại hay một xã hội nào bất kỳ. Lời ấy không bị ràng buộc bởi những định chế và các giá trị đang chi phối nếp suy tư của xã hội, nhưng đặt vấn đề về ngay chính nền tảng của chúng nhân danh một quyền uy khác hơn quyền uy đương đại, đó là quyền uy của sự thật, của ý nghĩa về nhân tính con người. Vì vậy lời được cảm hứng không quan tâm đến việc mô tả những thực tại xã hội, những tập tục của một cộng đòan, những sáng kiến, giấc mơ hay tình cảm của một nhân vật. Nhưng đưa tòan bộ thực tại con người, kể cả những nền tảng và định chế xã hội, trực diện với một câu chất vấn duy nhất và căn đế : chất vấn về ý nghĩa của nhân tính.

Con người là vấn nạn cho chính mình, đó là một câu chất vấn duy nhất gợi hứng cho đạo lý các thánh hiền, cho minh triết của những nhà  tư tưởng đi tiên phong trong các nền văn hoá khác nhau của nhân lọai

Khi tiếp cận được lời thi ca, cảm hứng được câu chất vấn đến từ bờ bên kia, - lời vượt lên trên những kiến thức giới hạn của con người-, các thánh hiền và các nhà tư tưởng chạm đến con tim con người bất cứ nơi đâu và bất cứ thời đại nào. Sứ điệp của họ được tiếp nhận như là gia sản văn hóa đối với toàn thể nhân loại và đi vào Đại Ký Ức của các dân tộc.

Nếu gia sản văn hoá của nhân loại không chuyển đạt điều gì khác hơn là ý nghĩa về nhân tính, thì sứ điệp văn hóa ấy cũng hé lộ cho thấy thân phận con người tự căn vốn kỳ lạ và mâu thuẫn. Nét kỳ lạ ấy là dấu chỉ linh ư vạn vật của nhân tính buộc con người phải dấn thân vào Cuộc Chiến bi thảm, nhưng hào hùng để có thể chu tòan Mệnh làm người của  mình.

Dưới ánh sáng của lời được cảm hứng từ bên kia bờ, Cuộc Chiến ngoại thường nầy [thánh hiền trong văn hóa Hy Lạp gọi là Khôn Ngoan về nhân tính (άνθρωπίνη σοφία)[3] hay Đức Lý (Ήθος)] vượt lên trên các hình thái đối nghịch của vũ trụ, trên các biện chứng tư duy và tranh chấp xã hội, trên mọi hình thức tự phủ định ý chí muốn sống hay con đường khổ hạnh để tu thân… Cuộc Chiến ngoại thường nầy là :

  • Cuộc Chiến giữa Đạo sâu kín, chân thực, đối nghịch với những đạo giả tạo do trí năng vạch ra (xem Đạo Đức Kinh của Lão-tử, quyển 1, chương 1).
  • Cuộc Chiến giữa một nhân tính đặt nền tảng trên Ngã đơn độc, tự mãn bên nầy bờ của bến mê và một nhân tính đích thực (Phi Ngã) bên kia bờ của Ngã mê lầm đó, trong đạo lý  Phật giáo.
  • Cuộc Chiến giữa Vương Đạo của chính nhân quân tử và Bá Đạo của tiểu nhân, theo Khổng giáo.
  • Cuộc Chiến giữa Tài (Τχνη) và  Mệnh (Μοίρα) trong Bi Triết của Hy Lạp (đặc biệt trong Prométhée bị trói của Eschyle và trong Œdipe-Vua của Sophocle:
 “Tài (Τχνη) quá yếu so với uy quyền của Mệnh[4].
Cuộc chiến vinh quang mang nguồn sinh lưc cho quê hương, xin Trời đừng dẹp tắt.”[5]
  • Cuộc Chiến (Πόλεμος) giữa Lời siêu việt (Λόγος ) và lý lẽ con người trong tư tưởng của  Héraclite.
  • Cuộc Chiến giữa một bên là Đạo Công Chính và Chân Lý[6], – Đạo được linh hứng bởi Thần Khí và được hướng dẫn bởi những ái nữ của Thần Mặt Trời –, và bên kia là con đường bế tắc của mê lầm mà mọi người đang đi, không trừ một ai[7] trong Thi Ca của Parménide.
  • Cuộc Chiến mà Socrate là một chứng tá sống động trong cuộc sống, trong cái chết bi thương nhưng vinh quang, trong lời giáo huấn ngược đời của ông.
  • Cuộc Chiến giữa nhân tính đặt nền tảng trên (Tài),  trí năng đo lường các sự vật trong vũ trụ,  và một nhân tính khác được cảm hứng bởi « Lý của Con Tim » (Đạo Tâm) trong tư tưởng Pascal...
Chính cuộc chiến đấu bi hùng đó đã khơi nguồn cảm hứng cho tư tưởng gia-thi sĩ Nguyễn Du và được diễn đạt qua hai câu thơ đầu tiên của truyện Kiều:

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau (Kiều, c. 1-2)
Toàn bộ thi phẩm Kiều là một sự triển khai trực giác độc đáo nầy.

Nhân vật Kiều thể hiện cuộc chiến giữa hai căn tính con người, một căn tính đặt nền tảng trên chữ Tài và căn tính kia trên chữ Mệnh, ở ngay giữa cuộc sống.

Lời thi ca nơi Âm vọng Khổ Đau từ bờ bên kia (qua bóng dáng Đạm Tiên) thức tỉnh Kiều nhận ra một Kiều hồng nhan gắn liền với Nghiệp (Tài), và một Kiều chân thực bên trong (thanh cao) của Mệnh mà Giác Duyên sẽ cống hiến, sau cái chết rốt ráo của Nghiệp nơi sông Tiền-Đường, giao thoa giữa Tài và Mệnh.

Con đường của Tài xuyên qua những hình ảnh tượng trưng như :
  • Sự tự vẫn : con đường vô sinh, vô cảm. 
  • Thúc Sinh – biểu tượng cho khóai lạc cá  nhân và lòng trắc ẩn thường tình.
  • Con đường khắc kỷ ở trong một am thất,
  • Từ Hải – biểu tượng sự giải phóng xã hội...
Nhưng những con đường giải thoát của Tài đều bế tắc.

Tuy nhiên Lời từ bên kia bờ không ngừng âm thầm nhắc rằng thế giới Ảo-tưởng của Tài sẽ tàn, và Con Đường khác của Mệnh sẽ hé lộ nhờ Giác Duyên :
  • Đạo của Mệnh, Đạo-Tâm tuyệt đối ở bên kia bờ của Tài và đòi hỏi cái chết tận căn của Tài (Kiều hồng nhan phải chết trên sông Tiền Đường để sống lại Kiều Giác Duyên).
  • Đạo của Chữ Tâm là Đạo duy nhất của sự cứu rỗi, Đạo tuyệt hảo (Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài). (Kiều c.3252).


Từ hai thế kỷ nay, thi phẩm Kiều của Nguyễn Du đã cảm hứng tâm hồn và qui hợp con dân Việt-nam. Trong tương lai, hội ngộ nguồn cảm hứng tư tưởng thi ca của nhân lọai, thi phẩm Kiều hẳn sẽ cống hiến cho mọi dân tộc trên thế giới một lời mời gọi cấp bách để có thể nhận ra bí nhiệm vô tận, đó chính là CON NGƯỜI.


 
Một bí ẩn từ Truyện Kiều của Nguyễn Du

Trong gần hai thế kỷ, Truyện Kiều của Nguyễn Du đi vào Đại Ký Ức của người Việt.  Mỗi người, mỗi sinh hoạt tiếp nhận những lời thơ Kiều như một nguồn cảm hứng, một kho tàng tài liệu hay một lời biện minh.

 Nguồn sinh lực của Truyện Kiều khó mà cạn, vì đây là một lời thơ, một lời cảm hứng đến từ ‘Vô Phương’ bên kia bờ của không gian và lịch sử. Tuy nhiên điều đáng làm cho chúng ta hôm nay ngạc nhiên, đó là qua gần hai trăm năm, nguồn cảm hứng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Du, nguồn cảm hứng còn được gọi là Lời-Mới-Làm-Đứt-Ruột - Đoạn Trường Tân Thanh - mà Đạm Tiên là hiện thân làm sứ giả truyền đạt cho Kiều, nguồn cảm hứng kỳ lạ ấy dường như không một bậc thức giả nào lưu ý. Mà nếu có nhắc đến, thì người ta cũng chỉ biết lặp lại lời của Vương Quan[8], một con người ở-bên-ngoài  cảm thức của nỗi-đau-làm-người mà Nguyễn Du muốn truyền đạt qua nhân vật Kiều.

Trong Truyện Kiều, người nghe được từ miệng Đạm Tiên lời làm đứt ruột nhắc nhở ý nghĩa làm người, người hoàn thành cái chết của thế giới mê lầm do Tài đã được Đạm Tiên loan báo, người nhận ra Đạm Tiên là lời cứu độ khi gián tiếp cho hay Đạm Tiên cũng là Giác Duyên, người duy nhất ấy trong truyện Kiều không ai khác hơn là Kiều, kẻ hữu-tình-ta-lại-gặp-ta[9] với Đạm Tiên.

Thế nhưng, Đạm Tiên, lời làm cho cổ nhân bên kia bờ miệt mài say đắm[10], nay con người bên nầy bờ đã đẩy lui vào dĩ vãng xa xăm, nếu không nói là đã biến lời âm thầm làm đứt ruột nầy -  lời của lương tri, lời đạo nghĩa -  thành một con điếm, một nấm mộ bị lãng quên bên lề đường.

Hai trăm năm ca tụng mối tình Kim Trọng-Thúy Kiều đến độ quên tương-giao-hữu-tình-bên-trong giữa Đạm Tiên và Kiều ; hai trăm năm tôn vinh Từ Hải hiệp nghĩa giang hồ khí phách đến độ quên đi cuộc-vượt-qua uy dũng từ cõi chết của Tài đến ơn cứu độ của Mệnh!  Phải chăng hai trăm năm đó cũng là nghiệp quên lãng của phận làm người ‘đã mang lấy nghiệp vào thân’ (Kiều, c. 3249) !

Trước bỉ ẩn lịch sử nầy, thử hỏi có lời nào của Đạm Tiên giúp ta nêu lên hai vấn nạn nầy :

 Kiều là gia sản văn hóa của dân Việt Nam và của nhân loại, phải chăng chỉ vì Nguyễn Du có công chọn được một truyện tình cảm xã hội của một tác giả người Tàu và đã chuyển được qua tiếng Việt một cách hết sức văn chương?

Hay đã đến lúc chúng ta lại cần một « lới mới làm đứt ruột » để đọc lại Truyện Kiều và tiếp nhận được sứ điệp tư tưởng của nhà văn hóa Nguyễn Du ?
____________________

 
Chữ Trời
trong Đoạn Trường Tân Thanh

Dựa vào chính từ ngữ chính xác được dùng: Trời hay chữ hán-việt Thiên, cũng như dựa vào một trong hai thành tố tương quan làm nền tảng cho yếu tính của con người tại thế, một bên là người và bên kia là trời (hoặc một thuộc tính của trời nầy mà cách gọi tên đổi thay tùy mức cảm nhận về mối tương giao đó, hoặc tùy hoàn cảnh làm xuất lộ một mối tương quan cá biệt), chúng tôi sắp xếp bản liệt kê sau đây:

A- Trời được nêu lên như một vật gì bao la làm khung cho vũ trụ, hoặc một hiện tượng thời tiết của vũ trụ thiên nhiên. Trời đây là đối tượng của nhận thức thường nghiệm

        Cỏ non xanh tận chân trời (câu 41)
       Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (câu 484)

Chữ Trời nầy được dùng trong các câu: 140, 449, 546,899,910, 914, 1041, 1603,1637, 1639, 1876, 2062, 2248, 2251, 2441, 2550, 2628, 2924, 2943, 3049.

B- Trời được dùng như tĩnh từ, một đặc tính tự nhiên di nhiên, bẩm sinh (inné), hoặc vốn đã là như thế. Từ ngữ chuyên môn của triết học truyền thống gọi là tiên thiên hay tiên nghiệm (a priori).

      Thông minh vốn sẵn tính trời (câu 29).

      Xem các câu: 150, 494, 1065, 2239, 2922.

C- Trời còn chỉ về nhà vua, hàm ngụ một quyền lực tối thượng trong cuộc sống xã hội.

     Năm mây, bỗng thấy chiếu trời  (câu 2947).

D- Trời trong tương quan với con người để kết dệt nên cõi người ta. Có lúc trời xuất hiện như một tài năng theo dự phóng của Tài dựa trên nguyên tắc nhân quả; có lúc Trời trời kia vượt trên khả năng vươn tới của con người, nhưng con người thấy cần để đặt nền cho tương quan chân thật của nhân tính.

"Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen (câu 6).
Phủ phàng chi mấy Hoá công (câu 85)
Khuôn xanh biết có vông tròn mà hay (câu 412)
Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều (câu 420)
Ông Tơ gàn quản chi nhau (câu 449)
Oan nầy còn một kêu trời, nhưng xa (câu 596)
Trời làm chi cực bấy Trời! (câu 659)
Trăng già độc địa làm sao! (câu 688)
Rủi may âu cũng sự Trời (câu 817)
Tiếng oan đã muốn vạch Trời kêu lên (câu 892)
Nàng rằng; "Trời  thẳm đất dày!" (câu 979)
Người dù muốn quyết, Trời nào đã cho! (câu 998)
Túc nhân âu cũng có Trời ở trong (câu 1018)
Trên đầu có bóng Mặt trời rạng soi (câu 1030)
Mà xem Con Tạo xoay vần đến đâu (câu 1116)
Hoá nhi thật có nở lòng (câu 1129)
Nàng rằng: "Trời nhé có hay" (1179)
Chủ trương đành đã chị Hằng ở trong (câu 1340)
Bây giờ đất thấp, Trời cao (câu1817)
Chúa Xuân để tội cho mình cho hoa! (câu 1946)
Không dưng chưa dễ mà bay đường Trời (câu 2100)
Chứng minh có đất, có Trời (câu 2125)
Tài tình chi lắm, cho Trời đánh ghen (câu 2154)
Biết thần chạy chẳng khỏi Trời (câu 2163)
Đội Trời, đạp đất, ở đời (câu 2171)
Đạo Trời báo phục chỉn ghê (câu 2309).
Nàng rằng: "Lồng lộng Trời cao! (câu 2381)
Dễ đem gan óc, đền ghì Trời mây (câu 2416)
Chọc Trời, quấy nước, mặc dù (câu 2472).
Tấm lòng phó mặc trên Trời, dưới sông (câu 2634)
Trời làm chi đến lâu ngày càng thương (câu 2649)
Sư rằng: "Phúc họa đạo Trời (câu 2655)
Trời mà cũng có ta (câu 2657)
Bán mình đã động hiếu tâm đến Trời (câu 2684)
Khi nên, Trời cũng chiều người (câu 2689)
Duyên ta mà cũng phúc Trời chi không! (câu 2694)
Tâm thành đã thấu đến Trời (câu 2717).
Hơn người trí dũng, nghiêng Trời uy linh (câu 2904)
Cõi trần mà lại thấy người Cửu nguyên (câu 3000)
Rằng: trong tác hợp Cơ Trời (câu 3063)
Dưới dày có đất, trên cao có Trời (câu 33086)
Trời còn để có hôm nay (câu 3121)
Ngẫm hay muôn sự tại Trời (câu 3241)
Trời kia đã bắt làm người có thân (câu 3242)
Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa (câu 3250)

E- Và âm hưởng của Lời từ Trời trong Mệnh như Lời phủ nhận thế giới của Tài , cũng như tác động của Trời là Duyên bất ngờ đến cứu độ để mở ra tương quan Trời-NgườiThiện-căn, mà nhà của nó là Tâm.



[1]Karl JASPERS,  Les grands philosophes, tome 1, trad. C. Floquet et autres, Plon, Paris, 1989, tr.36.
[2] Socrate đã  mô tả thi ca (lời được cảm hứng) như sau: « Không phải do tài năng nào của mình mà các thi sĩ làm thơ, nhưng là do cảm hứng từ một quyền năng của Thần. Vì nếu dựa vào một tài năng trình bày lưu loát như người ta thường làm được trong các bộ môn nào đó, thì phải chăng thi ca cũng chỉ là một bộ môn nào bất kỳ hay sao! Bởi vậy, Thần đã xóa hết tài năng lý trí con người để dùng họ làm thi sĩ, cho họ nhập Thần và trở nên những tiên tri của Trời. Nhờ thế khi nghe lời thơ của các thi sĩ, thì chúng ta hiểu được rằng không phải do chính tài năng họ mà họ có được những giá trị cao cả, bởi lẽ lúc ấy họ đã bị tước hết tài trí của mình rồi; nhưng chính Thần nói, Thần chuyển lời của Thần đến với chúng ta qua trung gian các thi sĩ ! » (PLATON, Ion. 534 c-d;  534 e..).
[3] cf. PLATON, Biện hộ Socrate 20 d-e.
[4]  ESCHYLE, Prométhée bị trói c..514.
[5] SOPHOCLE, Œdipe-Vua, c. 879-880.
[6]  Sđd. II 4.
[7] Sđd. V 9.
[8] Kiều, c.62 : Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi !
[9] c.127.
[10] Xem  c.64. Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh.


  Nguyễn Đăng Trúc




Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 12- hết

Nguyễn Đăng Trúc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu Việt ngữ

Bùi Kỷ
Trần Trọng Kim  Hiệu chính và chú giải Truyện Thúy Kiều, bản in thứ tám, Tân Việt, Sàigòn.

Dương Quảng Hàm        Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Bộ Giáo dục, in lần thứ 10, Sàigòn 1968.

Đào Duy Anh     Việt Nam Văn Hoá Sử Cương, Quan Hải Tùng thư, Huế 1938.

Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan Hải Tùng thư, Huế 1943
            Hiệu khảo, chú giải, xb. Văn Học, Hà Nội 1984

Đặng Trần Côn   Chinh Phụ Ngâm Khúc, Đoàn Thị Điểm diễn nôm, Văn Bình Tôn Thất Lương diễn giải, xb. Tân Việt, Huế 1950

Khuyết Danh     Đại Việt Sử lược, Nguyễn Gia Tường dịch, xb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993

Lê Quý Đôn Toàn Tập     Khoa học Xã hội, Hà Nội xb, 1978.

Lê Ngọc Trụ, Bửu Cầm   Thư mục về Nguyễn Du, Sàigòn, Bộ Giáo dục, xb. 1965.

Lê Văn Hoè       Nho giáo và Truyện Kiều, Đời Mới số 39, 1953.

Lê Văn Siêu      Việt Nam Văn Minh Sử Cương, tái bản, Khởi Hành, Đức quốc 1990.

Lý Tế Xuyên      Việt Điện U Linh Tập, bản dịch Lê Hữu Mục, Sàigòn 1962.

Một nhóm Giáo sư         Kỷ niệm đệ II bách chu niên thi hào Nguyễn Du, trong Văn Hoá Nguyệt San, số đặc biệt, Sàigòn 1965.

Một số tác giả   Lịch sử Văn học Việt Nam, Khoa học Xã hội xb,Hà Nội, 1980.

Nguyễn Đăng Trúc         Văn Hiến, Nền Tảng của Minh Triết, Định Hướng xb, Reichstett, Pháp, 1996.

Nguyễn Khoa     Khảo luận Đoạn Trường Tân Thanh, Khai Trí, Sàigòn 1960.

Nguyễn Thạch Giang      Truyện Kiều, Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1973

Nguyễn Trãi Toàn Tập     xb. Khoa học, Hà Nội 1976
Ô
n Như Hầu        Cung Oán Ngâm Khúc, dẫn giải, Văn Bính Tôn Thất Lương, Huế 1950.

Phạm Quỳnh     Truyện Kiều, trong Nam Phong, số 30, 1919

Phan Huy Chú   Lịch triều Hiến chương loại chí, 1821 tái bản.

Phan Bội Châu  Khổng Học Đăng, xb. Khai Trí 1973 Sàigòn.

Trần Thế Pháp   Lĩnh Nam Chích Quái, Vũ Quỳnh hiệu chính,

Lê Hữu Mục dịch, xb. Khai Trí, Sàigòn 1960.

Trần Trọng Kim  Việt Nam Sử lược, tái bản, Institut de l’Asie du Sud-Est, Paris.

Nho giáo           2 quyển, xb. Bô Giáo dục, Sàigòn 1971.

Trần Văn Đoàn   Bản thể và Bản chất của Việt triết, trong Vietnamologia, số 2, Montréal 1996.

Viện Văn học     Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, xb. Khoa học Xã hội,Hà Nội 1971.

Vũ Đình Trác     Triết học Nhân bản Nguyễn Du, xb. Hội Hữu, California 1993.

Lão Tử Đạo Đức Kinh    Quốc văn chú giải, bản dịch của Hạo Nhiên Nghiêm Toàn, xb. Khai trí, Sàigòn 1970

Kinh Thư           Bộ Văn hoá Giáo dục Sàigòn 1965.
Khổng cấp Trung Dung   Bộ Giáo dục, Sàigòn 1972.
Đại học Bộ Giáo dục, Sàigòn 1972.



Tài liệu ngoại ngữ


Alquié, Ferdinand         
La nostalgie de l'être, Paris 1950
Aristote La Métaphysique, (commentaire de J. Tricot), Nouvelle Ed. J. Vrin, 2 vol., Paris 1986.
Saint Augustin   Confessions, trad. A. Mandouze, Ed Seuil, Paris 1982.
Bachelard, Gaston         La dialectique de la durée, Paris 1936.
La terre et les rêveries du repos, Paris, 1948.
Bréhier, Emile    Histoire de la Philosophie, PUF, Paris, Nlle éd, 1981.
Brun, Jean         Les conquêtes de l’homme et la séparation ontologique, PUF, Paris, 1961.
Les Stoiciens, PUF, Paris, 1957.
L 'Europe Philosophe, 25 siècles de pensée occidentale, Ed. Stock. 1988.
Brunschvicg, Léon          Le progrès de la Conscience dans la Philosophie occidentale, 2 vol., Paris,1927.
Burnet, John      L’Aurore de la philosophie grecque, trad. Reymond, Paris, 1919.
Canguilheim, Georges    La connaissance de la vie, Paris 1952.
Chestov, Léon    Le pouvoir des clefs, trad. B. de Schloezer, Paris 1928
Childe Gordon
Crayssac, Réné What happened in history, Ed. Harmondsworth, 8e Ed 1960.
Kim Van Kieu, le célèbre poème annamite de Nguyen Du, Ed. Lê Van Tan, Ha Noi, 1926.
Delacroix, Henri Le Langage et la pensée, Paris 1924.
Descartes, René            Oeuvres, Ed. Adam, Tannery.
Diès, Auguste    La définition de l’être et la nature des idées dans le "Sophiste" de Platon, 2e éd, Paris 1932.
Dufrenne, Mike et Ricoeur Paul   Karl Jaspers et la Philosophie de l' existence, Paris, 1947.
Eliade, Mircea   Traité d’histoire des religions, Payot, Paris 1949.
Le mythe de l’éternel retour, Gallimard, Paris 1969.
Eschyle            Oeuvres, trad. Paul  Mazon, Ed. les Belles lettres.
Gilson, Etienne  L’être et l’essence, J. Vrin, 2e éd, Paris 1987.
Goethe,
Jean Wolfgang   Faust, trad. Gérard de Nerval, Ed Flammarion, Paris 1964.
Gusdorf,Georges            Mythe et Métaphysique, Paris, 1956.
Hegel, G.W       La phénoménologie de l' esprit, trad. J. Hyppolite, 2vol. Paris 1939-1941.
Leçons sur l’histoire de la philosophie, trad. J. Gibelin, Paris 1954.



Heidegger, Martin           Être et Temps, trad. F. Vezin, Ed. Gallimard, Paris.
Kant et le problème de la métaphysique, trad. A. de Waelhens et W. Biemel, Ed Gallimard, Paris 1953.
Qu’appelle-t-on penser? trad. A. Becker et G. Granel, PUF, Paris 1959.
Qu’appelle-t-on penser? trad. A. Becker et G. Granel, PUF, Paris 1959.
Introduction à la métaphysique, trad. G. Kahn, Et. Gallimard, Paris 1967.
Chemins qui ne mènent nulle part, trad W. Brokmeier, Gallimard, Paris 1962.
Hölderlin, Friedrich         Hymnes, Elégies et autres, trad Guerne, Flammarion, Paris 1983.
Hyppolite, Jean  Etudes sur Marx et Hegel, Paris 1955.
Jaspers, Karl     La situation spirituelle de notre époque, trad; Paris, Louvain 1952.
Nietzsche et le Christianisme, trad. Jean Hersch, Paris 1494
Kant, Emmanuel            Critique de la raison pure, trad. Barni et Archambault. 2 vol. Paris 1934.
La philosophie de l' histoire, trad. Stéphanne Piobetta, Paris 1947.
Kierkegaard, Soren        Le concept d' angoisse, trad. P.H Tisseau, Paris 1935.
Riens philosophiques, trad. K. Ferlov et J. T. Gateau, Paris 1937.
Lévinas, Emmanuel        Difficile Liberté, Ed. A. Michel, Paris 1963.
Le temps et l' autre, PUF, Paris 1983.
Mallarmé, Stéphane       Divagations, Paris; s. d.
Marx  Karl,
Engels. Friedrich
Nietzsche
S. Friedrich       L' Idéologie allemande, trad. H. Auger et autres, Ed. sociales, Paris 1976
La naissance de la tragédie, trad. Geneviève Bianquis, Paris 1938.
Ainsi parlait Zarathoustra, trad. M. Betz, Paris 1936.
Le Gai Savoir, trad. A. Vialatte, Paris 1950.
La volonté de puissance, trad. G Bianquis, 2 vol. Paris 1942.
Parménide         Le Poème, présenté par Jean Beaufret, PUF, Paris 1955.
Pascal, Blaise

Les penseurs grecs avant Socrate,
de Thalès de Milet à Prodicos     Pensées et opuscules, petite édition de L. Brunschvicg, lib. Hachette, Paris 1946.

trad. Jean Voilquin Flammarion, Paris 1964.
Philosophes taoistes      Lao-Tseu, Tchouang-Tseu, Lie-Tseu, trad. Liou Kia-Hway, ed. Gallimard, Paris 1980.
Platon   Oeuvres, trad. E. Chambry, Les Belles lettres.
Scheler, Max     Nature et formes de la sympathie, trad. M. Lefèbvre, Payot, Paris.
Le formalisme en éthique et l’éthique matériale des valeurs, trad. M.  de Gandillac, Ed Gallimard, Paris 1955.
Schuhl, P.M      Essai sur la formation de la pensée grecque, Paris 1934.
Sophocle           Oeuvres, trad. A. Dain et P. Mazon, 3 vol, coll. Belles Oeuvres.
Spenlé, Edouard            Novalis. Essai sur l’idéalisme romantique en Allemagne, Paris 1903.
Spengler, Oswald           Le déclin de L’occident, trad. M. Tazerout, 2 vol, Paris 1948.
Schopenhauer, Arthur     Du monde comme volonté et comme représentation, trad. A. Burdeau, PUF, Paris 1966.
Teilhard de Chardin, Pierre          Le phénomène humain, Ed, Seuil, Paris 1955.
Toynbee, Arnold A Study of History, Ed. Oxfod University Press and, Thames and Hudson Ltd, London 1972.
Trần Đức Thảo   Phénoménologie et Matérialisme Dialectique, Ed. Gordon Breach Paris 1971.
Waelhens, A. de            Phénoménologie et Vérité, Paris 1953.
Wahl, Jean        Etudes Kierkégaardiennes, Paris 1938.
Walpola, Ruhaha           L’enseignement du Bouddha, du seuil, Paris 1961.
Whitehead, Alfred North  Symbolism, its Meaning and Effect, Cambridge 1929.

Nguyễn Đăng Trúc
Ngày đăng: 17.11.2011
]
  Nguon: Vanchuongviet.org
 

Không có nhận xét nào: