Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tóm lược quyển sách "Death by China"

D E A T H  B Y  C H I N A

Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action

 
Theo tài liệu được công bố trên “TẬP CHÍ CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC” của Ấn Độ phát hành ngày 15/4/2009: Xin trích một vài điểm quan trọng, phản ảnh một số vấn đề thuộc tư duy chiến lược của Trung Cộng qua bài phát biểu của Trì Hạo Điền – nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng – tại Hội nghị các tướng lãnh bàn về “CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH TƯƠNG LAI” được tổ chức vào năm 2005.
Xin trích đoạn liên quan đến nước Mỹ:

I. PHẢI TIÊU DIỆT HOA KỲ BẰNG VŨ KHÍ SINH HỌC:

Số phận lịch sử đã quyết định rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ không khỏi đối đầu nhau trên một con đường nhỏ và chiến đấu chống lại nhau! Mỹ, không giống như Nga và Nhật Bản, Mỹ chưa chưa bao giờ làm tổn thương Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc chống lại cuộc chiến đấu chống Nhật Bản. Tuy vậy, Mỹ tất yếu sẽ là trở ngại, trở ngại lớn nhất! Về lâu về dài sẽ là đấu tranh một mất một còn.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 11 & Hết

Nguyễn Đăng Trúc
Vanchuongviet.org
Phụ chú
_________________
Kiều của NGUYỄN DU (1766-1820),
 một gia sản văn hóa nhân loại
Vĩ nhân không chỉ là người nắm bắt thời đại bằng tư duy của mình, mà còn giúp con ngời nơi cõi nầy đụng chạm đến vô tận.
Vì  thế tự căn nét siêu việt trong tác phẩm và nơi cuộc sống người ấy cống hiến một tấm gương soi dẫn mọi thời đại, mỗi một người trong toàn thể nhân loại.[1]    

** * Tóm lược bài chia sẻ về Văn  hóa Truyện Kiều của Nguyễn Du trong buổi trình diễn Nhạc của nhạc sĩ Quách VĩnhThiện tại Conservatoire de Musique J.S. Bach, Bussy Saint-Georges ngày 12/4/2009


Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 10

Nguyễn Đăng Trúc

Chương IV

Yếu tính của tư tưởng
qua tác phẩm
Đoạn-Trường Tân-Thanh

Hình thức diễn tả của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh vay mượn lối văn chương tiểu thuyết. Phương thức dùng một câu truyện có tính cách tượng trưng xuyên qua các hình ảnh cụ thể trong cuộc sống của một cá nhân nhằm gợi lên những nội dung tư tưởng về thân phận con người nói chung, không phải là một sáng kiến độc đáo của Nguyễn Du; trong kho tàng văn hoá nhân loại, nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng hướng dẫn nếp sống con người cũng sử dụng hình thức diễn đạt nầy: Chẳng hạn các bản kịch của Sophocle, Eschyle; các bản văn Cựu ước như sách Sáng thế, sách Job; kịch bản Faust của Goethe; Tây Du ký của văn chương Trung Hoa; các tác phẩm tiểu thuyết cũa Dostoievski; quyển I của Lĩnh Nam Chích Quái...Nhưng trong hình thức diễn tả nầy, Nguyễn Du có được đặc sắc riêng là dùng phần dẫn nhập của Đoạn-Trường Tân-Thanh để minh nhiên nêu lên rõ chủ đề suy tư, và sắp đặt lại thành một hệ thống, dù rất cô động, trong phần tổng luận. Điểm đặc sắc nầy xích gần tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh với lối trình bày tư tưởng của các tác phẩm văn hoá ứng dụng lối văn chương hệ thống hoá có tính cách trừu tượng hơn, như Trung Dung, Đạo Đức kinh hoặc các luận văn triết học Tây phương.


Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 9

Nguyễn Đăng Trúc

Có Tài, mà cậy chi tài!
Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Chữ ở giữa câu "có tài mà cậy chi tài!" dấy lên hai nhận xét khác nhau:
"Có tài" hai chữ nầy xác định một hiện trạng. Chữ hàm ngụ một vật mình đang là sở hữu chủ và thuộc quyền sử dụng của mình. Nguyễn Du xác nhận "tài" nầy như một yếu tố cấu tạo nên bản tính con người có thân.
Yếu tố đó sách Trung Dung gọi là: Mừng, giận, thương, vui chưa phát ra, ấy là Trung [1]. Tác giả không truy cứu những khả năng đặc loại của chữ Tài nầy như khả năng tình cảm, ý chí, hay trí năng...để đưa ra những học thuyết duy lý, duy chí, duy cảm,... như truyền thống triết học khai thác. Chữ Tài được nêu lên hàm ngụ toàn bộ khả năng con người có thể có trong tay; và điều đáng suy nghĩ và đưa vào lãnh vực của tư tưởng lại ở phần sau chữ : cậy chi tài!


Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 8

Nguyễn Đăng Trúc

III.4- Phần Tổng Luận

        Trời và Người, Thiện-căn và Tâm

Phần tổng luận chỉ có 14 câu: từ câu 3241 đến 3254, và được chia làm hai đoạn chính:
 
  • Đoạn đầu: 12 câu (từ câu 3241-3252). Bắt đầu bằng chữ "Ngẫm", đoạn nầy đã trả lời cho từng nội dung được nêu lên trong sáu câu đầu ở phần dẫn nhập. Về nội dung, nó trùng hợp với những tư tưởng đã được Đạo Cô Tam hợp giải thích cho Giác duyên về lý do có sự xung khắc Tài-Mệnh trong cuộc đời của Kiều (xem từ câu 2651-2649). Cái khác ở đây là Nguyễn Du minh nhiên chuyển nhân vật Kiều vào thân phận con người tại thế của bất cứ ai, đồng thời hệ thống hoá tư tưởng cho có mạch lạc.
 

Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 7

Nguyễn Đăng Trúc

Nỗi oan ức, nỗi khổ của phận làm người trước Công lý là cảm thức hố thẳm giữa nổ lực tìm đường cứu thoát và bến bờ của Chân lý
 
Con đường chấm dứt "khổ" bằng "diệt thân", nghĩa là chấm dứt cuộc sống làm người do tự ý muốn con người, đã được gợi lên nhiều lần như là phương thức tối hậu, nhưng liệu đây có phải là giải pháp tối hậu không?

  • Người cha đã đề nghị giải pháp nầy:
Liều mình ông đã gieo đầu tường vôi (câu 667).
  •  
  • Còn Kiều thì mỗi lần đau thương, là mỗi lần toan tự vẫn:
 
Phòng khi nước đã đến chân,
      Dao nầy thì liệu với thân sau nầy  (câu 800-801).
                Sẵn dao tay áo, tức thì giở ra  (câu 982).
 


Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 6

Nguyễn Đăng Trúc
vanchuongviet.org
 
Phương thức diễn tả nội dung phức hợp của chữ Hữu Tình

"Cõi người ta" ở trong đoạn nầy được Kiều cảm nhận như là ngổn ngang trăm mối. Đây không phải là cảnh tượng xã hội bên ngoài giữa các tầng lớp giai cấp chủ - thợ, tư bản - vô sản, nam - nữ, già -  trẻ..., hoặc tình trạng phức tạp của các đối tượng nhận thức, ngày càng đòi hỏi phải sâu sát hơn, hay số lượng của những dự án ngày càng tăng theo nhịp đòi hỏi của ước muốn nào bất kỳ của con người. Nguyễn Du gắn liền "ngổn ngang trăm mối" với cái khung "bên lòng" hay trong "cõi lòng". Ngỗn ngang là "vô trật tự" hay tệ hơn nữa là sự xung đột giữa hai trật tự vốn đang cư ngụ trong "Tình", nhưng cả hai không có cùng vùng trời, cùng ngôn ngữ để hiểu nhau.
Tình trạng "ngổn ngang" đó được thể hiện ngay trong lối bố cục và các mẫu đối thoại trong đoạn nầy; Kiều nói một đường, Kim Trọng mẹ của Kiều  hiểu một nẻo; chưa kể đến những biến chuyển bất chừng lúc Kiều tiếp nhận lời cảnh tỉnh của Đạm Tiên hay khi quyết tâm quên tất cả đánh liều nhắm mắt "vì hoa nên đánh đường tìm hoa" (câu 443).


Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 5

Nguyễn Đăng Trúc

Tác động của chữ Tài và chữ Mệnh từ thân phận làm người của Kiều

Một ngày của kiếp con người

Đoạn văn kế tiếp mô tả hai sự kiện: ngày hội Đạp Thanh và cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Đạm Tiên.
Tác giả vận dụng kỷ thuật văn chương để diễn tả hai khung cảnh có thời gian - không gian bên ngoài khác nhau:


Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 4

Nguyễn Đăng Trúc

III.2- Câu truyện Kiều

         Kiều thân phận con người

  • Những chỉ dẫn thiết yếu để
     đi vào phân tích tư tưởng truyện Kiều
Việc phân tích Phần dẫn nhập, dựa vào chính bản văn của Đoạn Trường Tân Thanh, giúp chúng ta đi vào chính chủ đề mà Nguyễn Du muốn khai triển, đó là "tra vấn về chân tính của con người từ thực trạng của con người tại thế".


Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 3 Nguyễn Đăng Trúc Chương III

Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 3
Nguyễn Đăng Trúc
Chương III
Phân tích bản văn
Đoạn Trường Tân Thanh
III.1- Phần dẫn nhập:  Xây dựng nền tảng của tư tưởng



    Chủ đề của tác phẩm



Phần dẫn nhập tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm tám câu thơ, nhưng hai câu 7 và 8 là lời chuyển vào câu truyện Kiều, nên có thể nói rằng phần nầy thực sự chỉ có sáu câu chia làm 2 phần:

    Nêu lên chủ đề của tác phẩm: Tác giả chỉ dùng hai câu thơ đầu để cô đọng hết chủ đề toàn bộ tác phẩm:

Trăm năm, trong cõi người ta,

Chữ Tài chữ Mệnh, khéo là ghét nhau

Câu 3 và 4 diễn rộng nội dung câu 1

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Câu 5 và 6 là một cách nói khác câu thứ  2

Lạ gì bỉ sắc, tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen